24/7/2022 | 11:28:30 AM

5 cách chống nóng hiệu quả cho tầng áp mái

Với những ngôi nhà có diện tích nhỏ, nhiều gia đình thường thiết kế thêm tầng áp mái và cải tạo thành phòng đọc, phòng làm việc hoặc thậm chí phòng ngủ. Tuy nhiên với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam thì sử dụng cách chống nóng cho tầng áp mái là điều vô cùng cần thiết. Hãy cùng Kiến trúc và xây dựng Bách Anh tìm hiểu 5 cách chống nóng hiệu quả cho tầng áp mái nhé!

1. Chống nóng cho tầng áp mái bằng trần và tường thạch cao

Trần thạch cao là giải pháp cách nhiệt chống nóng phổ biến cho những ngôi nhà phố, nhà cao tầng, chung cư và đặc biệt cho tầng áp mái. Khi thi công trần thạch cao, bạn có thể sử dụng thêm một lớp bông thủy tinh để đạt hiệu quả cao nhất cho tầng áp mái.

Trần chìm chống nóng: gồm 1 lớp khung trần chìm, 1 lớp tấm thạch cao có độ dày từ 9 – 15.8 mm, lớp bông thủy tinh có bạc dày 50mm.

Trần nổi chống nóng: gồm 1 hệ thống khung trần nổi, 1 lớp tấm thách cao có độ dày 9 – 15.8mm, 1 lớp bông thủy có có bạc dày 50mm.

Tương tự như trần thạch cao, bạn có thể bố trí thêm một lớp tường thạch cao cách nhiệt ở mặt tường hướng Tây, hoặc mặt tường nào chịu nhiệt trực tiếp từ bên ngoài nhà truyền vào để tránh lượng nhiệt truyền từ ngoài qua bề mặt tường.

Theo các chuyên gia xây dựng,nếu bạn kết hợp trần tường thạch cao chống nóng sẽ làm giảm từ 20 đến 30% nhiệt độ so với bên ngoài.

2. Chống nóng cho tầng áp mái bằng tôn cách nhiệt

Nếu gia đình bạn lợp mái tôn thì có thể sử dụng tôn cách nhiệt để chống nóng cho tầng áp mái. Tôn chống nóng sẽ tiết giảm được điện năng tiêu thụ so với sử dụng tôn thông thường. Ngoài ra, cách chống nóng cho tầng áp mái bằng tôn chống nóng còn có khả năng cách âm, ngăn được tiếng mưa rơi, tiếng ồn từ bên ngoài, đặc biệt là khả năng chống cháy. 

3. Chống nóng cho tầng áp mái bằng các loại ngói dán lên lên mái bê tông

Nếu gia đình bạn có ý định lợp ngói thì có thể sử dụng các loại ngói có khả năng chống nóng giảm nhiệt so với mái tôn như mái ngói xếp truyền thống, các loại ngói lợp phủ gốm rồi đóng trần gỗ vừa để chống bụi vừa để cách nhiệt nhưng để sử dụng cách chống nóng cho tầng áp mái bằng cách lợp ngói cần đổ bê tông mái sử dụng li tô để dán ngói, đây là giải pháp rất hữu hiệu.

4. Chống nóng cho tầng áp mái bằng kiến trúc cửa sổ mái

Chúng ta nên trổ cửa sổ đúng hướng để đón được gió và ánh sáng tự nhiên vào căn phòng áp mái. Cửa sổ ở hướng Nam và Đông Nam sẽ giúp đón gió tốt, cửa sổ hướng Nam và Bắc giúp đón nhiều ánh nắng, không nên trổ cửa ở hướng Tây, vì hướng này sẽ khiến cho phòng nhận nhiều ánh nắng buổi chiều oi bức. Không chỉ có tác dụng làm mát, thoáng khí mà cách chống nóng cho tầng áp mái bằng cửa sổ mái phụ còn có tác dụng lấy sáng, thông gió. 

5. Chống nóng cho tầng áp mái bằng cách sử dụng nguồn điện làm mát

Chống nóng cho tầng áp mái bằng hệ thống phun sương hoạt động trên nguyên tắc bốc hơi nhanh, tức là, nước được nén dưới áp suất cao qua những vòi được thiết kế đặc biệt sẽ được chuyển hóa thành dạng sương (hạt “bụi” nước) siêu mỏng sẽ khuếch tán và không khí xung quanh. Khi đó, hạt sương sẽ bốc hơi nhanh và hấp thu nhiệt giúp giảm nhiệt độ từ 5 – 10ºC tăng độ ẩm không khí ”hạ nhiệt” và tạo một không gian thoáng mát. Tuy nhiên để tiết kiệm, chúng ta nên sử dụng phương pháp phun nước làm mát mái tôn.

Hy vọng rằng với những gợi ý của Kiến trúc và xây dựng Bách Anh về cách chống nóng hiệu quả cho tầng áp mái sẽ giúp bạn sử dụng hiệu quả tầng áp mái.

 

Copyright © 2022 - CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG BÁCH ANH